Nowhere Land

Saturday, November 05, 2005

Remarque

Tự nhiên nhớ đến Remarque. Nhớ tới cảm giác mong manh, lả tả, tới nỗi buồn dịu ngọt, niềm tuyệt vọng da diết, nỗi dửng dưng của một kẻ du ca. Nhớ tới những chiến hào bẩn thỉiu trong một cuộc chiến ngu ngốc, đại lộ Khải hoàn môn thênh thang với các quán café ngoài đường, quán rượu tồi tàn trong đêm Lisbon ngột ngạt, những cánh đồng Nga phủ đầy tuyết trắng, thành phố Berlin đổ nát sau trận bom của quân Đồng minh. Nhớ những đôi trai gái lặng lẽ bên nhau, trong khung cảnh mờ mịt của khói thuốc, không cần biết và không thể biết ngày mai rồi sẽ ra sao, những kẻ bị xua đuổi tàn héo cuộc đời trong những gác trọ tồi tàn, trong những cuộc truy đuổi, những người lính cô đơn, buồn bã và chán ngán, không còn tin vào bất cứ điều gì. Mặc dù bây giờ cũng gần như chẳng nhớ những truyện của Remarque đã đọc có nội dung thế nào. Đã đọc Phía Tây không có gì lạ, Thời gian để sống và thời gian để chết, Khải hoàn môn và Đêm Lisbon. Còn cuốn Ba người bạn, hồi ở Việt Nam mua nhưng cũng chưa kịp đọc.

Hiếm có nhà văn nào viết về châu Âu đẹp đến thế, một châu Âu đẹp đến say lòng, như một người đẹp đang bừng lên trong cơn sốt, mắt long lanh, má hừng hực đỏ (hoặc là trong cơn say rượu/tình). Văn Remarque, nhất là trong các cuốn sau này, chân thực, giầu cảm xúc và chất thơ, nhưng có lẽ chính vì thế mà ông không được phương Tây đánh giá cao lắm, ngoại trừ cuốn All quiet in the western front vốn được coi là một trong những tác phẩm hay nhất về chiến tranh. Mà thực ra tất cả các tác phẩm của ông đều viết về chiến tranh, là thế chiến thứ Nhất -thời của những kẻ ngây thơ, thế chiến thứ Hai- thời của sự điên khùng và những cơn giận dữ, hay là gạch nối giữa hai cuộc chiến đó, đúng ra cũng chỉ là một khoảng lặng trong một cuộc chiến kéo dài. Viết về thân phận của con người trong các cuộc chiến tranh, chính nghĩa hay phi nghĩa, có lý hay phi lý, thì khó có ai khơi gợi cảm xúc được như Remarque. Những tác phẩm của ông cứ như một nỗi buồn chiến tranh, cứ miên man không ngớt, những nhân vật của ông hình như ai cũng buồn, ai cũng day dứt và đau đớn. Phải chăng đó là niềm nuối tiếc và thất vọng của một thế hệ, chào đón thế kỷ 20 với những niềm hy vọng và lạc quan để rồi bị cuốn vào những trận chiến chém giết vô nghĩa, những cỗ máy giết người và đè nát nhân tính bằng những khẩu hiệu mỹ miều "yêu nước", "nghĩa vụ", "danh dự", "tự hào"...

4 Comments:

  • Hi hi buồn cười là tớ đọc vài quyển của Remarque trong số đó ko có Phía tây không có gì lạ.

    Trong số đã đọc có Bản du ca cuối cùng, Khải hoàn môn, Thời gian để yêu và thời gian để chết,... giờ cũng không thể nhớ cái nào viết về cái gì, chỉ nhớ giọng điệu đau buồn hoang hoải.

    Trong khi 1 cái có vẻ inspired của Remarque là Đấu trường đen của Puzo mình lại có vẻ nhớ rõ hơn.

    G.

    By Anonymous Anonymous, at 11/07/2005 5:59 AM  

  • Chac All quiet in the Western front la cuon hay nhat roi, G. doc cuon day dau tien co khi se thich Remarque hon, gio thi chiu roi :P
    Hinh anh em nho nhat la cai doan can nha do nat toan bo chi con cai mat tien con nguyen ven, va con ca chiec piano tro troi trong All quiet... Nguyen nhan chac la vi no ket hop ca chuyen nganh xay dung - bao ton kien truc do nat va long ham muon so huu mot chiec grand Steinway.

    By Anonymous Anonymous, at 11/09/2005 8:46 AM  

  • Một bài về Remarque trên Hợp lưu
    http://www.hopluu.net/HL82/MAININH-ERICH.htm

    By Blogger Linh, at 11/17/2005 8:54 PM  

  • Enjoyed a lot! » »

    By Anonymous Anonymous, at 3/04/2007 4:57 PM  

Post a Comment

<< Home